Mua điện thoại cũ giá rẻ tại TPHCM

Thứ Sáu, 30/10/2015, 23:15 GMT+7

Cách mua điện thoại cũ giá rẻ nhất tại Tp.HCM

Người bán thì luôn tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm của mình với giá cao nhất. Trong khi khách hàng thì muốn mua được những chiếc điện thoại tốt với giá hợp lý. Muabannhanhdienthoai.com sẽ giúp bạn định giá chính xác cho chú “dế” cưng bằng các tiêu chí sau.

1. Tham khảo giá bán từ nhiều nguồn

Bước đầu tiên, bạn phải xác định giá tương đối của những chiếc điện thoại đang muốn mua. Cụ thể, bạn phải xác định xem chiếc điện thoại của mình có được nhiều người yêu thích, mong chờ hay nó đã rơi vào “dĩ vãng”.

Thí dụ iPhone 4 hiện nay vẫn đang là một smartphone khá “hot”, do đó giá mua vào sẽ cao hơn các điện thoại khác giá tương đương nhưng ít nổi tiếng hơn. Nhu cầu tìm mua mặt hàng này vẫn còn khá lớn nên mặc dù là hàng second-hand thì chiếc smartphone vẫn được bán với giá cao.

Việc tiếp theo bạn cần làm là lên các diễn đàn, các website rao vặt chuyên về mua bán để tham khảo giá của những chiếc điện thoại cũ. Điều này sẽ giúp bạn định giá được chính xác nhất và cũng đưa ra giá giúp bán được nhanh nhất có thể.

Cũng cần lưu ý bạn đọc là chỉ nên tham khảo giá bán tại các chủ đề (topic) mới được đăng trong khoảng 3 đến 10 ngày tính đến thời điểm hiện tại. Còn với những lời rao vặt cũ hơn, giá cả của nó nhiều khả năng không còn chính xác.

2. Tra cứu thông tin điện thoại

Sau khi đã có được những thông tin cơ bản về giá bán của sản phẩm, bây giờ bạn tới kiểm tra trực tiếp chiếc điện thoại cũ muốn mua tại cửa hàng.

Cách làm đơn giản nhất là xem số IMEI của máy. Để thực hiện cách này, bạn nhấn phím *#06# để màn hình xuất hiện số IMEI của máy. Tiếp đó đem số IMEI này so sánh với số IMEI phía sau thân máy xem có trùng khớp không.

Một lưu ý quan trọng là gần như tất cả những chiếc điện thoại “xách tay” (ở đây mang nghĩa là hàng “dựng” với chất lượng kém) được bán trên thị trường đều không trùng khớp thông tin giữa máy và hộp. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là IMEI sau lưng máy và IMEI hiện trên màn hình phải khớp nhau, với các máy chính hãng thì IMEI cũng phải trùng với IMEI in trên thẻ/giấy bảo hành và hộp.

3. Xác định tình trạng mới cũ từ bên ngoài

Đương nhiên, ai cũng hiểu đi bán đồ cũ, yếu tố mới hay cũ hay đúng hơn là hiện trạng sản phẩm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giá trị của nó. Thời gian sử dụng và thời hạn bảo hành là hai yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay. Tất nhiên một chiếc điện thoại cũ còn thời gian bảo hành càng lâu thì giá bán sẽ lớn hơn nhiều so với những sản phẩm đã hết “đát”.

Việc tiếp theo cần xem xét là ngoại hình của máy. Máy được giữ cẩn thận không có vết xước đương nhiên giá sẽ khác với một thiết bị đầy "thương tích" trên thân (dù không ảnh hưởng gì đến hiệu năng sử dụng).

Một lưu ý bạn đọc là khi mua máy cũ, nên tránh mua những chiếc máy đã bị thay vỏ và bàn phím “lô” bởi chất lượng của những phụ kiện này hiện khá tệ, dễ gây tình trạng vỏ bị ọp ẹp hoặc kẹt phím.

Hơn nữa một chiếc điện thoại chưa phải sửa chữa hoặc bảo hành sẽ có giá cao hơn nhiều so với một sản phẩm không còn “zin”. Để xác định được thông số kỹ thuật này bạn đọc cần chú ý đến tem bảo hành, tình trạng ốc vít trên thân máy, đặc điểm màn hình điện thoại…

4. Định giá dựa vào chức năng của điện thoại

Như bao sản phẩm khác, điện thoại cũng có những thông số đặc trưng mà rất nhiều người quan tâm. Đương nhiên, nó cũng ảnh hưởng nhiều tới giá của điện thoại nên là một trong những yếu tố bạn cần cân nhắc.

Hai thông số nhiều người quan tâm khi mua điện thoại cũ (đặc biệt là điện thoại cũ giá rẻ) là thời lượng pin và sóng. Yếu tố này ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng, nó còn được coi là thước đo đánh giá khá chính xác độ mới cũ sản phẩm.

Với những điện thoại thông minh, bạn nên tiến hành kiểm tra thêm các chức năng chụp ảnh, quay phim, Bluetooth, GPS, kết nối với máy tính,… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng thông báo cho bạn phần nào tình trạng của chiếc điện thoại bạn định mua.

Mặt khác, nhiều người thường quên kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như ngõ cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối,… Đã có khá nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.

5. Các phụ kiện và hộp

Một sự thật rằng dù không mấy ảnh hưởng nhưng đồ full box (đầy đủ hộp) và đồ no box (không hộp) có giá chênh lệch nhau rất nhiều. Rõ ràng, full box luôn đem lại cảm giác tin tưởng (về nguồn gốc xuất xứ) hơn hẳn so với các sản phẩm "mất box".

Phụ kiện chính hãng cũng sẽ làm cho điện thoại của bạn có giá cao lên rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm cao cấp như iPhone. Ai cũng biết là phụ kiện chính hãng Apple đắt thế nào và đương nhiên, một sản phẩm có phụ kiện "zin" có giá cao hơn rất nhiều khi không có.

> Điện thoại cũ giá rẻ

Những lưu ý nhỏ khi mua điện thoại cũ gié rẻ tại Tp.HCM

Một vài “mách nước” nho nhỏ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể chọn cho mình một chiếc smartphone cũ nhưng giá tốt để sử dụng.

1. Khi nào nên mua điện thoại cũ

Mua càng sớm càng tốt, để có thể có thời gian test máy được lâu hơn. Trong tình huống xấu nhất, máy có vấn đề, 2 bên sẽ có thể giải quyết ngay trong năm cũ.

Tuy nhiên một phần lớn chúng ta lại phải đợi đến mãi những ngày cuối năm, “lương” mới về, trong trường hợp đó, hãy chọn cho mình những địa chỉ mua máy thật tin cậy như các cửa hàng lớn, uy tín, những máy cũ nhưng chính hãng hoặc máy có thời gian sử dụng chưa quá lâu.

2. Nên tham khảo trước khi mua điện thoại cũ

Ở thị trường máy cũ, một mức giá bạn đưa ra có thể dẫn đến khá nhiều lựa chọn. Nếu cứ chỉ tìm một đối tượng, đôi khi sẽ thấy công cuộc tìm kiếm chiếc máy ưng ý thật khó khăn.

Hãy lướt qua một vài trang rao vặt để nắm được mức giá, cũng như một vài sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình rồi “nghiên cứu” chúng, có thể qua các bài đánh giá sản phẩm đó trên mạng.

Một lưu ý khác, nên chọn mua điện thoại cũ từ những thương hiệu lớn. Những thiết bị này thường có độ bền cao hơn, chưa kể họ đã cài sẵn những công cụ để kiểm tra thiết bị, giúp việc test mãy cũ dễ dàng hơn nhiều. Đặc biệt, sau Tết nếu bạn có nhu cầu bán lại thì cũng không quá mất giá.

3. Tham khảo nguồn gốc chiếc điện thoại cũ

Việc tìm hàng từ các trang rao vặt có một cái hay, đó là dễ dàng tìm hiểu về người bán. Hãy tìm hiểu về địa chỉ, số điện thoại và lịch sử các lần rao bán trước của người đó. Nếu anh ta vừa tìm mua một chiếc iPhone 4S mấy ngày trước, rồi hôm nay lại đăng bán 1 chiếc iPhone 4S là quả là đáng suy nghĩ.

Sau khi tìm được một người bán, hãy liên hệ để có thể gặp họ ở tại nhà hoặc cơ quan, tránh trường hợp mua bán những thiết bị có giá trị cao tại quán nước hay ngoài đường. Hơn nữa, việc mua bán tại nhà có thể giúp bạn thử wifi, kiểm tra màn hình kỹ hơn, thử kết nối với sạc pin hoặc máy tính. Nếu máy không còn bảo hành, hãy thỏa thuận với người bán về thời gian bao test, hoặc thậm chí viết giấy tờ mua bán.

Một cách nữa mình thường áp dụng, đó là chụp lại ảnh của người bán. Khi đã bị ghi hình thì họ sẽ ít dám lừa đảo, hoặc trốn chạy hơn.

Ở trường hợp thương gia, họ có cửa hàng và chế độ bảo hành 3-6 tháng. Tuy nhiên, nhiều thương gia còn có cả khả năng của “thợ”, tức là làm mới những chiếc máy cũ, hỏng, rồi bán với mức giá của máy “ngon”, chưa kể những cửa hàng không uy tín, khi máy có vẫn đề thì thường cò quay, trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, hãy chọn những thương gia lâu năm, được đánh giá cao trong cộng đồng, tránh xa những trường hợp nằm trong blacklist của trang mua bán đó.

4. Không ham điện thoại cũ giá rẻ

Ở trường hợp của người bán, chắc chắn bạn không muốn bán rẻ chiếc máy của mình, thế nên đừng quá hy vọng vào những chiếc máy được bán với mức giá rẻ tới đáng ngờ, giá thành chung của điện thoại cũ xuống khá nhiều.

Không ít trường hợp đã mua được máy với giá hời, nhưng khả năng đây là 1 sản phẩm có khuyết tật hoặc "hàng dựng" còn cao hơn rất nhiều. Và để cho an toàn, tốt nhất hãy tránh xa các sản phẩm có giá quá rẻ.

Thực tế là thị trường đồ secondhand không bao giờ có 1 mức giá cố định và giá bán của máy phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng máy. Và để có thể mường tượng được 1 mức giá hợp lý cho dòng sản phẩm mà bạn định mua, hãy vận dụng Google, bạn sẽ thấy rất nhiều topic rao bán đồ 2nd với model mà bạn quan tâm, dạo qua 1 vài kết quả và bạn sẽ có được 1 mặt bằng tương đối về mức giá của máy cũ.

4. Kiểm tra trước khi quyết định Mua điện thoại cũ

Việc này nên dành cho những người có kinh nghiệm, tuy nhiên bằng mắt thường hay những thao tác cơ bản, một người không chuyên hoàn toàn có thể đưa ra quyết định cho mình.

Cuối cùng, mua đồ điện tử, đặc biệt điện thoại cũ là một việc đầy may rủi. Dẫu vậy, với sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận và đôi chút kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng tìm được thiết bị vừa ý với giá cả phải chăng sử dụng… và áp dụng những kinh nghiệm này về sau, khi mà nhu cầu trao đổi, mua bán smartphone cũ ngày càng tăng cao. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số đại lý khác trước khi quyết định mua điện thoại cũ giá rẻ tại Tp.HCM.

3 Sai lầm khiến bạn mất tiền triệu khi mua điện thoại

1. Hàng xách tay vừa rẻ vừa tốt?

Nghĩ như vậy là sai lầm! Một bài phân tích trên báo VNExpress đã chỉ ra khác biệt lớn về chất lượng của iPhone “xách tay” so với hàng chính hãng: máy thường phát sinh lỗi chỉ sau 1 hoặc 2 tháng sử dụng. Những điện thoại gắn mác xách tay này thực chất là hàng dựng được đem về thị trường Việt Nam tiêu thụ. Vì ham rẻ, vội vàng mua máy, nhiều người đã phải mất tiền triệu sửa chữa vì loại máy này không được đảm bảo về chất lượng và bảo hành.

Lời khuyên: Bạn chỉ nên mua hàng chính hãng, được công ty cam kết dịch vụ hậu mãi đầy đủ. Không nên mạo hiểm mua hàng xách tay “trá hình” tại các cửa hàng điện thoại.

2. Trả góp 0%?

Trả góp là một cái bẫy mà không phải ai cũng có thể nhận ra. Theo thông tin từ báo Đời Sống Pháp Luật, một quy trình trả góp tại Việt Nam có phép tính lãi suất cao gấp 3-5 lần quy định. Như vậy, một sản phẩm giá 4 triệu nếu mua trả góp, người dùng sẽ phải trả tổng cộng lên đến 6 triệu. Nhiều nơi quảng cáo trả góp lãi suất 0% nhưng thực tế chỉ áp dụng trong tháng đầu tiên, hoặc giá gốc sẽ bị đẩy lên cao hơn rất nhiều.

Lời khuyên: Hãy chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của mình. Không nên thỏa hiệp với các hình thức trả góp để mua một chiếc điện thoại giá trị lớn mà không cần thiết.

3. Tin vào quảng cáo: “Điện thoại mới 99%”

Đằng sau lời rao máy mới 99% là những cú lừa ngoạn mục. Báo Dân Trí đã từng đề cập: “Thử cầm một chiếc iPhone 5 được giới thiệu là mới 99%, không một vết xước, giá tốt, nhìn vào ốc có thể thấy máy đã mở rồi”. Điện thoại được định giá dựa trên hình thức còn mới 99% là một con số không hề có cơ sở. Tưởng được hời nhưng có khi lại rơi vào tình huống “một gà ba thóc”, chi phí sửa chữa máy lúc bị hỏng hóc có thể còn lớn hơn cả giá mua.

Lời khuyên: An toàn nhất là mua một sản phẩm mới 100% thay vì hàng cũ trôi nổi, bạn sẽ tránh bị mất tiền oan và có được giá trị thực tương xứng với chất lượng sản phẩm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết điện thoại cũ giá rẻ để biết thêm thông tin hữu ích

Mua bán điện thoại cũ giá rẻ uy tín, chất lượng ở đâu?

Mua bán điện thoại cũ tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật những thông tin về điện thoại cũ giá rẻ mới nhất hãy xem ngay: Mua bán điện thoại cũ giá rẻ

Nguồn: http://muabannhanhdienthoai.com/mua-dien-thoai-cu-gia-re-tai-tphcm/44064

Tags: bán lẻ điện thoại, Điện thoại cũ giá rẻ, Điện thoại cũ, mua bán điện thoại cũ giá rẻ, mua bán điện thoại, nên mua Điện thoại cũ hãng nào, những dòng Điện thoại cũ tốt nhất, Chọn mua Điện thoại cũ giá rẻ, Chọn mua Điện thoại cũ, tư vấn mua Điện thoại cũ gi
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 76/76
Tags: bán lẻ điện thoại, Điện thoại cũ giá rẻ, Điện thoại cũ, mua bán điện thoại cũ giá rẻ, mua bán điện thoại, nên mua Điện thoại cũ hãng nào, những dòng Điện thoại cũ tốt nhất, Chọn mua Điện thoại cũ giá rẻ, Chọn mua Điện thoại cũ, tư vấn mua Điện thoại cũ gi
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng