Chọn mua máy ảnh Sony DSLR

Thứ Hai, 30/11/2015, 18:59 GMT+7

Máy ảnh DSLR là gì, hoạt động thế nào?

1. Thế nào là một máy ảnh DSLR?

DSLR là viết tắt của cụm từ “Digital Single Lens Reflex” - Phản xạ ống kính đơn kĩ thuật số, hay còn gọi là máy ảnh cơ kỹ thuật số. Hiểu theo nghĩa đơn thuần, máy ảnh DSLR là một máy ảnh kĩ thuật số sử dụng gương chiếu trực tiếp ánh sáng vào ống kính và khung ngắm giúp giữ lại hình ảnh ở phần phía sau của camera để bạn có thể thấy và chụp được những bức ảnh như mình muốn.

2. Một máy ảnh DSLR bao gồm những bộ phận nào?

Mặt cắt ngang của máy ảnh DSLR dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về cấu trúc của máy.

  • Ống kính
  • Gương lật
  • Màn trập
  • Phim / Cảm biến quang
  • Màn hình tập trung
  • Thấu kính hội tụ
  • Hệ thống gương ngũ giác
  • Ống ngắm trực tiếp

Máy ảnh DSLR hoạt động như thế nào?

Khi bạn nhìn vào khung ngắm ở phần phía sau của máy ảnh, những gì bạn thấy chính là những gì được thể hiện trong bức ảnh mà bạn chụp được. Thông thường, khung cảnh mà bạn đang chuẩn bị chụp sẽ được đi vào máy ảnh thông qua dạng ánh sáng và đi tới vị trí gương lật (số 2 trong hình) rồi tụ lại trên buồng máy ảnh sau đó đi tiếp đến vị trí của một bộ phận điều khiển ánh sáng gọi là hệ thống gương ngũ giác (số 7 trong hình). Hệ thống này sau đó chuyển đổi hướng đi của ánh sáng để chúng đi xuyên qua bộ phận khung ngắm (số 8 trong hình) và đến được mắt của chúng ta.

Khi bạn chụp một bức ảnh, gương lật sẽ đưa lên trên để cho ánh sáng trực tiếp đi xuyên qua nó. Sau đó, màn trập (số 3 trong hình) sẽ mở ra và ánh sáng sẽ đến được vị trí của phim (số 4 trong hình). Màn trập sẽ tiếp tục mở cho đến khi phim có thể ghi được đầy đủ hình ảnh, sau đó nó sẽ đóng lại và gương lật trở về vị trí ban đầu để tiếp tục đưa ánh sáng lên phần khung ngắm.

Dĩ nhiên là quá trình chụp ảnh không dừng lại ở đó. Tiếp theo, một loạt quá trình phức tạp sẽ xảy ra trên máy ảnh. Bộ xử lý của máy ảnh sẽ lấy thông tin từ phim, sau đó chuyển chúng thành định dạng phù hợp rồi ghi lại trên thẻ nhớ. Cả quá trình này chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn và một vài máy ảnh DSLR chuyên nghiệp có thể thực hiện quá trình này 11 lần trong 1 giây.

Hướng dẫn mua máy ảnh Sony DSLR tốt nhất

Sau đây là vài điểm chủ yếu phải xem xét trước khi chọn mua máy ảnh DSLR:

1. Số điểm ảnh

Số điểm ảnh megapixel (hay còn gọi là độ phân giải) cao chưa chắc đã cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, nó cho phép bạn linh hoạt hơn khi cắt cúp hay phóng to hình. Ngày nay, hầu hết máy ảnh số đều có số điểm ảnh ít nhất là 10-megapixel, nhiều hơn mức cần thiết đối với hầu hết các nhà chụp ảnh. Ảnh chụp ở độ phân giải 5-megapixel là đủ để in ra ảnh kích thước 8x10-inch rõ nét. Ảnh chụp 8-megapixel có thể in ra ảnh 11x14-inch rõ nét.

Một tập tin 10-megapixel có thể in ra ảnh 13x19-inch chấp nhận được dù có thể bị mất vài chi tiết. Ảnh chụp bằng máy ảnh 13-megapixel in ra đẹp với cỡ 13x19-inch. Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có độ phân giải cao hơn 13-megapixel - tốt hơn để phóng to và cắt cúp hình ảnh của bạn. Nên nhớ rằng số megapixel càng cao, dung lượng tập tin càng lớn, làm chiếm chỗ trên thẻ nhớ của máy ảnh và đĩa cứng máy tính của bạn.

2. Kích cỡ bộ cảm biến

Máy ảnh có bộ cảm biến lớn hơn và ống kính tốt hơn thường chụp được ảnh tốt hơn, không tính đến số điểm ảnh. Bộ cảm biến lớn hơn sẽ chụp được hình ảnh đẹp hơn, cũng giống trường hợp ống kính có chất lượng cao hơn; đây là lý do tại sao máy ảnh DSLR chụp được ảnh tuyệt vời đến thế. Nếu bạn không thể có dịp chụp thử máy trước khi quyết định có mua hay không, hãy nhớ kiểm tra đặc tả của máy để biết kích cỡ bộ cảm biến, và so sánh nó với một máy ảnh khác mà bạn cũng đang dự tính mua.

3. Lựa chọn ống kính

Nếu bạn muốn sử dụng nhiều ống kính để chụp trong các điều kiện khác nhau (như ống kính zoom để chụp xa, ống kính macro để chụp cận cảnh, hay ống kính có hiệu ứng mắt cá fish-eye), hãy xét chọn một ống kính cho máy ảnh DSLR trước khi mua máy. Nếu ống kính theo máy không hữu ích gì nhiều với bạn, bạn hãy mua thân máy rời và đầu tư riêng cho ống kính mà bạn thật sự cần.

4. Tính năng cần lưu ý

Khi đã giải quyết xong các điều cơ bản như số điểm ảnh và kích cỡ bộ cảm biến cần thiết, bạn nên giới hạn tìm kiếm trong số máy ảnh có thể chọn mua. Bạn nên quyết định tùy theo vài tính năng và hiệu năng kể sau.

Tính năng chống rung: Ngay cả khi bạn cho là mình có tay chụp rất vững, ảnh của bạn chụp ra cũng có thể bị nhòe - nhất là trong trường hợp chụp trong nhà, thiếu sáng mà bạn không muốn dùng đèn flash (như trong nhà thờ hay viện bảo tàng). Trong các tình huống này, cửa trập phải mở lâu hơn để tạo độ phơi sáng tốt. Cửa trập càng mở lâu, hình ảnh của bạn càng dễ bị ảnh hưởng do máy ảnh bị rung hay chủ thể chuyển động.

Để giải quyết các vấn đề này, nhiều hãng sản xuất máy ảnh và ống kính dùng công nghệ chống rung, hay còn gọi là ổn định hình ảnh (image stabilization). Nhưng các phương pháp chống rung đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó.

5. Ống ngắm

Máy ảnh có 3 kiểu ống ngắm cơ bản: Ống ngắm quang (OVF - Optical viewfinder), ống ngắm điện tử (EVF - electronic viewfinder) và màn hình LCD ngắm trực tiếp. Hai kiểu đầu tiên là kiểu ống ngắm bằng mắt, trong khi kiểu thứ 3 cho phép bạn xem trước cảnh chụp trên màn hình LCD của máy. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có thêm màn hình LCD ngoài ống ngắm bằng mắt. Khi đánh giá máy ảnh, bạn nhớ xem ống ngắm có sáng hay không, bạn có thể thấy từ phía này sang phía kia, và độ nét của màn hình ống ngắm điều có trong rõ hay không.

6. Kích thước máy

ảnh DSLR thường có kích thước lớn hơn và nặng hơn máy ảnh ngắm chụp, nên quan trọng là máy cầm có thoải mái không. Một máy ảnh cầm thoải mái trong tay của người này, nhưng có thể là quá lớn hay quá nhỏ đối với người khác. Nếu bạn quan tâm về kích thước và trọng lượng, bạn nên mua máy ảnh nhỏ gọn có ống kính thay đổi được, loại này có thân máy nhỏ bằng loại máy ảnh ngắm chụp.

7. Lưu trữ

Nếu bạn đã có sẵn card lưu trữ mà bạn muốn dùng với máy ảnh mới của bạn, hãy kiểm tra xem nó có tương thích với máy mới mua hay không. Hầu hết máy ảnh bán trên thị trường ngày nay đều dùng card có định dạng SD (Secure Digital) hay SDHC (Secure Digital High Capacity). Card SDHC có giá đắt hơn, có dung lượng lưu trữ lên đến 32 GB, nhưng không tương thích với khe SD chuẩn. Cũng có một loại card định dạng mới là SDXC (Secure Digital Extended Capacity) hỗ trợ dung lượng lưu trữ lên đến 2TB; loại card này đắt tiền hơn nhiều và không tương thích với khe card chuẩn SD/SDHC.

Ngoài dung lượng, cũng cần phải xét đến vấn đề tốc độ của thiết bị lưu trữ. Card SD và SDHC có liệt kê xếp loại giải mã (Decoding Class) về tốc độ ghi dữ liệu cho mỗi loại card. Số loại giải mã càng cao, tốc độ ghi càng nhanh. Nếu bạn dự tính quay video hay sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao, hãy tìm mua card ít nhất là loại Class 4 hay Class 6. Loại card có tốc độ cao nhất hiện nay là Class 10 với tốc độ ghi cam kết 10MB/s.

Trên thị trường hiện cũng có bán các loại định dạng khác. Vài loại máy ảnh hỗ trợ card MicroSD hay MicroSDHC, một phiên bản nhỏ hơn của định dạng card SD/SDHC nhưng không tương thích với khe SD cỡ lớn. Các loại máy ảnh Sony trước đây thường dùng thẻ nhớ MemoryStick (MS), và các loại máy ảnh Olympus đời cũ dùng định dạng card XD (eXtreme Digital).

Ngày nay, các loại máy ảnh mới của cả hai hãng Sony và Olympus đều có hỗ trợ card SD/SDHC. Ngoài ra, nhiều máy ảnh DSLR cao cấp có khe cho card CF (CompactFlash) kích thước lớn hơn. Khi mua thiết bị lưu trữ cho máy ảnh, bạn nên xem xét tất cả các tùy chọn này, nhưng dễ hơn hết là bạn nên mua card SD/SDHC chuẩn để có thể sử dụng với các loại máy ảnh.

8. Thời gian sử dụng pin

Máy ảnh thường sử dụng các loại pin sau đây: AA, alkaline hay NiMH sạc lại được; CRV3 dung lượng cao dùng một lần; hay pin sạc riêng của hãng. Vài loại máy ảnh kỹ thuật số dùng pin cạn kiệt rất nhanh – nhất là pin alkaline – gây tốn kém và bực mình. Thời gian sử dụng pin và giá cả không liên quan gì đến nhau; vài loại pin rẻ tiền lại có thời gian sử dụng lâu, trong khi ngược lại thì vài loại đắt tiền lại cạn pin nhanh. Dù gì đi nữa, tốt hơn là bạn nên mua pin dự phòng.

>> Máy ảnh Sony

Những điều cần biết thêm về máy ảnh Sony DSLR

1. Ảnh định dạng JPEG sẽ bị thoái hóa theo thời gian

Một trong những lý do mà ảnh RAW trở thành một định dạng tuyệt vời cho ngành nhiếp ảnh kỹ thuật số là hình ảnh theo định dạng thô chịu đựng được thử thách của thời gian. Khi nào ảnh chưa bị hỏng hay bị xóa bỏ, bạn vẫn luôn có thể sao lưu hình ảnh theo định dạng JPEG hay TIFF từ tập tin RAW gốc.

Nói cách khác, tập tin RAW giống như âm bản của phim. Tuy nhiên, mỗi khi bạn biên tập và sao lưu từ một tập tin JPEG thì ảnh sẽ bị thoái hóa thêm một cấp độ. Nếu bạn chụp và lưu ảnh theo định dạng JPEG, đây là một quá trình giảm dần chất lượng.

2. Nút chụp AF còn bị hạn chế

Bạn thường lấy nét trong khi chụp ảnh như thế nào? Có thể là nhấn một nửa nút chụp, có thể phải đợi cho đến khi thấy điểm xác nhận độ nét màu xanh lá hay nghe tiếng bíp rồi mới nhấn nút chụp hoàn toàn. Sau đó bạn tiếp tục thay đổi giữa chế độ lấy nét tự động đơn (single AF) hay liên tục (AI Servo) tùy theo chủ thể cũng như môi trường.

Bằng cách lấy nét với nút back focus ở phía sau (thường có tên là AF-ON), bạn có thể duy trì chế độ lấy nét liên tục để di chuyển theo chủ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khóa lấy nét như khi sử dụng chế độ AF-S đối với chủ thể tĩnh. Nói cách khác, bạn có thể tiết kiệm và tránh lãng phí thời gian với nút lấy nét phía sau. Hẳn đó cũng là lý do mà nhiều nhà nhiếp ảnh hành động và đám cưới thường dùng chế độ này.

3. Tính năng Auto ISO rất hữu dụng

Trong khi chế độ bù sáng tự động và chế độ lấy nét tự động có thể nguy hiểm và bị hạn chế, thì chế độ ISO tự động có công dụng riêng đối với nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Nếu ánh sáng liên tục thay đổi, camera của bạn có thể rất nhanh chóng tính toán và kích hoạt một độ nhạy sáng ISO thích hợp hơn.

4. Thực hiện lấy nét thủ công dễ hơn

Nếu cần phải chuyển sang chế độ lấy nét thủ công, hãy tìm cách thực hiện điều này càng đơn giản càng tốt. Bạn hãy chuyển sang chế độ Live View và có thể zoom vào cảnh chụp để kiểm tra rằng những vùng quan trọng đều được sắc nét.

Nếu đang dùng loại camera du lịch (point-and-shoot), bạn cũng có thể có tính năng tinh chỉnh lấy nét thủ công, cho thấy những vùng nào của bức ảnh phải được lấy nét.

5. Khẩu độ quá rộng có thể nguy hiểm

Nếu bạn mở khẩu độ ống kính rộng đến mức f/1.4 thì có thể gặp vài trở ngại. Trong khi ánh sáng ngập tràn lên bộ cảm biến và bạn có thể làm mờ phần hậu cảnh, các vùng lớn của chủ thể cũng có thể bị mờ đi. Hãy thử với khẩu độ này khi chụp chân dung – ngay cả khi bạn đã cẩn thận lấy nét vào phần mắt, nhưng phần tai và cằm có thể bị mờ.

Nếu cần có một độ sâu trường ảnh không lớn lắm, tốt hơn là bạn nên giới hạn khẩu độ xuống f/2.8 hay f/3.5 và tiến gần đến chủ thể hơn, hoặc có thể dùng một ống kính tele chụp từ xa.

Bài viết trên đây là cách hiểu đơn giản nhất về cách hoạt động của một máy ảnh DSLR. Để tìm hiểu sâu hơn về các dòng máy Sony DSLR cũng như hướng dẫn sử dụng và mua bạn có thể tham khảo thêm từ Máy ảnh Sony cũ.

Mua bán máy ảnh Sony cao cấp, uy tín ở đâu?

Mua máy ảnh cao cấp, uy tín tại MuaBanNhanh.com. Để cập nhật được những dòng máy ảnh cao cấp tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Máy ảnh Sony

Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/chon-mua-may-anh-sony-dslr/43919

Tags: Máy ảnh chất lượng, Máy ảnh Sony cũ, mua bán Máy ảnh cũ, mua bán Máy ảnh Sony, mua bán Máy ảnh Sony cũ, máy ảnh Sony, mua bán máy ảnh, mua bán máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh kỹ thuật số, chọn mua máy ảnh kỹ thuật số
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 76/76
Tags: Máy ảnh chất lượng, Máy ảnh Sony cũ, mua bán Máy ảnh cũ, mua bán Máy ảnh Sony, mua bán Máy ảnh Sony cũ, máy ảnh Sony, mua bán máy ảnh, mua bán máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh kỹ thuật số, chọn mua máy ảnh kỹ thuật số
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng