Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi mỗi người phải trải qua quá trình thực hành, rèn luyện, trong đó không thể không kể đến các quy tắc và kinh nghiệm được đúc kết từ những chuyên gia trong lĩnh vực này. Nếu là một tay máy mới vào nghề, 10 bí quyết hữu ích dưới đây chắc chắn sẽ cần thiết cho bạn.
Cho dù bạn là một người mới bắt đầu hoặc đã có kinh nghiệm trong chụp hình, vẫn có những lời khuyên có thể giúp bạn có những kết quả tốt hơn. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến bạn thường gặp và những bí quyết hữu ích trong quá trình tác nghiệp.
1. Sử dụng quy tắc 1/3
Chắc hẳn hầu hết những người đến với nhiếp ảnh đều đã từng nghe đến quy tắc một phần ba. Có thể coi đây là quy tắc nằm lòng về bố cục chúng ta cần nắm vững, mặc dù trong nhiếp ảnh không có quy tắc nào là bất biến nhưng nếu hiểu và áp dụng thì quy tắc 1/3 vẫn mang đến những hiệu quả thú vị.
Để sử dụng quy tắc một phần ba, bạn hãy chia khung hình thành 9 phần bằng nhau, được tạo bởi 2 đường kẻ theo chiều ngang và 2 đường kẻ theo chiều dọc. Bố cục hình ảnh sẽ hài hòa nhất nếu chủ thể chính và những điểm cần nhấn nằm trên 4 giao điểm và theo các đường kẻ này.
Trong nhiếp ảnh, việc áp dụng quy tắc kinh điển như 1/3 sẽ tạo ra một bức ảnh có nhiều hiệu quả hơn về mặt thẩm mỹ sáng tác. Hướng được ánh nhìn của người xem đến các phần nổi bật trong bức hình.
2. Tránh để rung máy ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh kỹ thuật số bị rung hay mờ là điều mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải tránh. Để hạn chế tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu làm thế nào để giữ máy ảnh đúng cách: cần sử dụng cả hai tay, một tay giữ chặt thân máy còn một tay nắm quanh ống kính đồng thời giữ máy gần với cơ thể để hỗ trợ.
Ngoài ra bạn cần đảm bảo sử dụng tốc độ màn trập phù hợp với độ dài tiêu cự ống kính. Ví dụ, nếu đang sử dụng một ống kính 100mm, tốc độ màn trập không được thấp hơn 1/100s. Sử dụng một chân máy hoặc monopod bất cứ khi nào có thể hoặc có thể tận dụng bức tường hoặc cây để giúp cố định camera.
3. Quy tắc Sunny 16
Sunny 16 là một quy tắc hữu ích khi không có đồng hồ đo sáng hoặc không có màn hình LCD để xem trước các hình ảnh. Quy tắc này giúp dễ dàng điều chỉnh độ phơi sáng sao cho phù hợp với với điều kiện ánh sáng ngoài trời, tiết kiệm thời gian điều chỉnh.
Ví dụ trong điều kiện trời nắng to, chọn khẩu độ f / 16 và tốc độ màn trập 1/100 giây và đặt ISO là 100 (nghịch đảo tốc độ màn trập) hoặc gần giá trị này nhất.
4. Sử dụng một bộ lọc phân cực
Nếu bạn chỉ có thể mua một bộ lọc cho ống kính, hãy chọn một bộ lọc phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp giảm sự phản xạ từ nước cũng như kim loại và thủy tinh; nó cải thiện màu sắc của bầu trời và cây cối đồng thời còn giúp bảo vệ ống kính. và nó sẽ bảo vệ ống kính của bạn quá. Không có lý do tại sao bạn không thể để nó trên cho tất cả các nhiếp ảnh của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng loại phân cực tròn là bởi vì cho phép máy ảnh kỹ thuật số sử dụng đo sáng TTL (xuyên qua ống kính)
5. Tạo khung cảnh có chiều sâu
Khi chụp ảnh phong cảnh, vấn đề tạo cho người xem cảm giác về chiều sâu thực sự rất quan trọng, điều đó sẽ giúp bức ảnh chân thật và sống động hơn.
Để có hiệu quả cao, bạn nên sử dụng một ống kính góc rộng giúp mang lại một cái nhìn toàn cảnh, thiết lập khẩu độ f/16 hoặc nhỏ hơn để cả tiền cảnh và hậu cảnh được sắc nét. Đặt một đối tượng hoặc người ở phía sau mang đến một cảm giác về quy mô và nhấn mạnh đến khoảng cách “xa xôi”. Nếu có thể hãy sử dụng chân máy bởi dùng khẩu độ nhỏ thường yêu cầu tốc độ màn trập lâu hơn.
6. Sử dụng nền đơn giản
Các phương pháp tiếp cận đơn giản thường là tốt nhất trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, và bạn phải quyết định những gì cần phải được nhấn mạnh, không nên để xuất hiện quá nhiều thứ có thể khiến khung cảnh bị nhiễu loạn.
Nếu có thể, nên chọn màu sắc trung tính và các mẫu đơn giản cho hậu cảnh để giúp làm nổi bật đối tượng chính hơn.
7. Không sử dụng flash trong nhà
Flash có thể tạo ra ánh sáng khá mạnh và cảm giác không tự nhiên đặc biệt khi chụp chân dung trong nhà. Do đó, có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng mà không cần đến đèn flash.
Trước tiên, đẩy ISO lên - thường ISO 800-1600 sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho tốc độ màn trập. Sử dụng khẩu độ rộng nhất có thể khi đó cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn và bức hình sẽ có được nền mờ đẹp. Sử dụng một chân máy hoặc ống kính có chế độ ổn định hình ảnh (Image Stabilization) để tránh nhòe mờ.
8. Chọn ISO đúng
Các thiết lập ISO quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh và mức độ nhiễu hạt trên hình ảnh. Lựa chọn ISO như thế nào phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, khi trời tối chúng ta cần phải đẩy ISO lên đến một con số cao hơn, từ 400 - 3200 điều đó sẽ giúp máy ảnh nhạy cảm hơn với ánh sáng và ta có thể tránh bị mờ.
Vào những ngày nắng, có thể lựa chọn ISO 100 hoặc các thiết lập tự động để có nhiều ánh sáng hơn.
9. Tạo hiệu ứng chuyển động bằng cách lia máy
Nếu bạn muốn chụp một chủ thể chuyển động, có thể sử dụng kỹ thuật panning. Để làm điều này, chọn tốc độ màn trập thấp hơn khoảng hai stops mức cần thiết. Ví dụ thay vì để 1/250, bạn nên để ở 1/60.
Giữ máy ảnh kỹ thuật số của bạn hướng về đối tượng, đặt ngón tay ấn xuống một nửa trên nút chụp để khóa nét và khi đã sẵn sàng hãy bấm chụp ảnh, đừng quên lia máy theo chuyển động của đối tượng. Nếu có thể hãy sử dụng một chân máy hoặc monopod để tránh rung máy ảnh và có được “dòng chuyển động” rõ ràng hơn.
10. Thử nghiệm với tốc độ màn trập
Đừng ngại thử nghiệm với tốc độ màn trập để tạo ra một số hiệu ứng thú vị. Khi chụp trong đêm tối (ví dụ đường phố buổi tối), hãy sử dụng chân máy và chụp hình với thiết lập tốc độ màn trập 4 giây. Khi đó bạn sẽ thấy chuyển động của các đối tượng trải theo những vệt sáng. Nếu bạn chọn một tốc độ màn trập nhanh hơn như 1/250 giây, những vệt sáng sẽ biến mất thay vào đó là hiệu ứng đóng băng các chuyển động. Kỹ thuật này hoạt động tốt nếu bạn đang sử dụng một chân máy và nếu bạn đang chụp ảnh một vật đang chuyển động.
Những điều cần biết về tốc độ màn trập dành cho nhiếp ảnh gia tương lai
Cùng với Khẩu độ và ISO, tốc độ màn trập cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh. Bài viết dưới đây sẽ dành cho những bạn mới bắt đầu, cùng tìm hiểu về tốc độ màn trập, tầm quan trọng và những lưu ý để sử dụng đúng cách khi chụp ảnh.
Tốc độ màn trập là gì?
Bên trong máy ảnh của bạn, ngay phía trước của bộ cảm biến, là một vạt nhỏ được gọi là màn trập. Tốc độ màn trập muốn nói đến tốc độ ghi nhận hình ảnh. Khi chụp một bức hình, màn trập sẽ mở và cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đi đến cảm biến, thời gian màn trập mở gọi là tốc độ màn trập. Nếu màn trập mở ra trong thời gian ngắn được gọi là tốc độ màn trập nhanh, và ngược lại.
Tốc độ màn trập được tính bằng giây, hoặc phần của một giây. Ví dụ, tốc độ màn trập 1/200 có nghĩa là 0,02 giây. Đây cũng được gọi là "thời gian phơi sáng", vì đó là khoảng thời gian mà cảm biến tiếp xúc với ánh sáng.
Làm sao để chọn tốc độ màn trập tốt nhất?
Nếu bạn chụp ở chế độ tự động, máy ảnh sẽ đoán tốc độ màn trập tốt nhất cho cảnh bạn muốn chụp. Tuy vậy điều này lại không phải lúc nào cũng đúng khiến cho bức hình dễ kém sáng hoặc bị mờ.
Vì vậy tốt hơn hết là bạn hãy chuyển sang chế độ chỉnh bằng tay và tự kiểm sát tốc độ màn trập. Với chế độ chụp S (hoặc Tv - tùy hãng sản xuất) bạn có thể tác động đến tốc độ màn trập của máy. Để điều chỉnh bạn chỉ cần xoay bánh răng phụ trên thân máy hoặc các nút bấm tương ứng để thay đổi tốc độ màn trập. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:
Tốc độ 1/4000s: đóng băng mọi chuyển động
Tốc độ 1/2000s: bắt “dính” hình một chú chim đang bay
Tốc độ 1/1000s: đóng băng chuyển động của xe hơi, xe máy.
Tốc độ 1/500s: đóng băng chuyển động của các vận động viên, xe địa hình hoặc người đang chạy bộ.
Tốc độ 1/125s: dùng để chụp panning xe máy, xe hơi (bắt dính đối tượng đang chuyển động với phông nền nhòe tạo cảm giác chuyển động)
Tốc độ 1/60s: chụp panning xe địa hình đang di chuyển gần ống kính
Tốc độ 1/30s: chụp panning vận động viên đua xe đạp ở khoảng cách xa ống kính
Tốc độ 1/15s: chụp panning người chạy bộ, trẻ em đang nô đùa hoặc các con thú
Tốc độ 1/8s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính
Tốc độ 1/4s: làm mờ chuyển động của người đi bộ
Tốc độ 1/2s: Làm mờ dòng nước đang chảy chậm.
Tộc độ 1 giây hoặc chậm hơn: chụp phơi sáng, hiệu ứng “Sông Ngân Hà”
Một số vấn đề cần chú ý
Rung máy
Rung máy là tình trạng dễ xảy ra khi bạn dùng tay để giữ máy ảnh khiến cho máy không ổn định và hệ quả là ảnh bị mờ hoặc thiếu độ sắc nét.
Để hạn chế điều này, bạn có thể đặt tốc độ màn trập nhanh hơn. Cần chú ý là khi dùng ống kính có tiêu cự dài, càng dài thì bạn càng phải tăng tốc độ màn trập để tránh rung máy.
Theo quy tắc ngón tay cái bạn nên chọn tốc độ màn trập tối thiểu là 1/ độ dài tiêu cự. Ví dụ với một ống kính 200mm, sử dụng tốc độ màn trập ít nhất là 1/200.
Chuyển động mờ
Chuyển động mờ sẽ xuất hiện khi bạn chụp ảnh một đối tượng đang chuyển động. Nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm, đối tượng chụp sẽ di chuyển qua khung hình trong khi màn trập đang mở, tạo ra một vệt mờ trong bức hình chụp được.
Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách dùng tốc độ màn trập nhanh hơn. Như vậy có nghĩa đối tượng sẽ gần như không di chuyển trong khi màn trập đang mở, giảm hiệu ứng mờ chuyển động. Nếu màn trập đủ nhanh, gần như không có hiệu ứng mờ và đối tượng bị “đóng băng”.
Có một điều bạn cần lưu ý, trên thực tế không phải lúc nào chuyển động mờ cũng là điều cần phải được loại bỏ bởi đây cũng có thể là một hiệu ứng đẹp để truyền tải nội dung về sự di chuyển và tốc độ của chủ thể trong bức ảnh. Bạn cũng có thể điều chỉnh xoay máy để giữ chủ thể sắc nét và làm mờ nền.
Phơi sáng
Bạn cũng cần phải lưu ý cảnh chụp cần được phơi sáng đúng. Tốc độ màn trập chậm hơn sẽ cho ánh sáng nhiều hơn, trong khi tốc độ màn trập nhanh hơn cho ánh sáng ít hơn.
Vì vậy tốc độ màn trập phù hợp sẽ giúp hình ảnh tránh tình trạng quá sáng (thừa sáng) hoặc tối (thiếu sáng), đồng thời các chi tiết, chủ thể chính trong bức ảnh phải được thể hiện rõ ràng.
Tuy nhiên phơi sáng không chỉ dựa trên tốc độ màn trập, nó cũng phụ thuộc vào khẩu độ của ống kính và tốc độ ISO.
Hiệu ứng sáng tạo
Bằng cách sử dụng tốc độ màn trập rất ngắn hoặc rất dài, bạn có thể mang vào bức ảnh của mình nhiều hiệu ứng sáng tạo rất thú vị.
Chụp ảnh với phơi sáng dài là khi màn trập mở lâu hơn so với bình thường từ vài giây đến vài phút. Điều này giúp tạo ra bức ảnh với hiệu ứng đẹp, ví dụ bức hình dưới đây, sự chuyển động của nước giống như có sương mù, hay những bức hình về con đường phơi sáng dài đầy ánh sáng từ những chiếc xe.
Ngược lại với việc dùng tốc độ màn trập nhanh, bạn có thể “đóng băng” chuyển động. Có thể sử dụng để chụp cảnh động vật, hoạt động thể thao...
>> Máy ảnh
Những lỗi cơ bản cần tránh trong nhiếp ảnh
Có những lỗi khá cơ bản mà những người chụp ảnh đặc biệt với những tay máy mới vào nghề thường mắc phải như mắt đỏ, ảnh nhiều chi tiết nên bị rối hoặc ảnh bị nhiễu.
Với những lỗi này, nếu tìm hiểu ban hoàn toàn có thể khắc phục để giúp bức ảnh được như ý muốn. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc các gợi ý từ trang ExposureGuide.
1. Ảnh bị mờ
Một điều mà nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường phàn nàn là hình ảnh họ chụp bị mờ. Câu trả lời cho vấn đề này là do không có đủ ánh sáng đến bộ cảm biến nên máy ảnh kỹ thuật số khó bắt được hình ảnh rõ nét.
Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này? Có nhiều cách khác nhau như bạn có thể dùng chân máy hoặc monopod khi phải chụp trong điều kiện thiếu sáng, lựa chọn thiết lập ISO cao hơn cho tốc độ màn trập nhanh hơn hay sử dụng đèn flash để “đóng băng” mọi chuyển động.
2. Độ tương phản quá cao
Một bức ảnh có độ tương phản quá cao sẽ cho thấy sự khác biệt lớn giữa vùng sáng và vùng tối của hình ảnh. Điều này càng rõ rệt hơn khi bức ảnh được chụp vào những ngày có nắng. Trong trường hợp này dùng, bạn có thể sử dụng đèn flash để bổ sung ánh sáng vào vùng tối và thử chỉnh bù sáng thấp hơn từ 1 hay 2 giá trị để xem sự khác biệt nào hay không.
3. Mắt đỏ
Mặc dù hiện tượng có thể dễ dàng được khắc phục bằng những phần mềm chỉnh sửa ảnh nhưng tốt hơn hết là người chụp hãy tránh để hiện tượng này xảy ra. Mắt đỏ là hiện tượng xảy ra khi người được chụp có mắt sáng khi đèn falsh máy ảnh phản chiếu trong võng mạc của họ. Hiện nhiều loại máy ảnh có chế độ khử mắt đỏ tự động. Một cách khắc phục khác để tránh hiện tượng này là hãy nhắc người chụp không nhìn vào máy khi chụp để tránh ánh sáng phản chiếu trong mắt. Ngoài ra bạn cũng có thể làm cho căn phòng thật sáng để nhiều ánh sáng chiếu vào mắt đối tượng, đồng tử mắt sẽ co lại vì bị chói. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp điều này khó có thể áp dụng.
4. Ảnh tái màu
Tái màu là hiện tượng cũng thường gặp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số. Để khắc phục hiện tượng này bạn có thể dùng các thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance). Bạn cũng cần lưu ý chọn chế độ tự động hay các thiết lập cân bằng trắng phù hợp vpis các tình huống khác nhau.
Ví dụ: khi chụp trong nhà với ánh sáng từ bóng đèn ảnh có thể bị ngả màu vàng cam. Thiết lập chế độ Tungsten Light sẽ tự động thêm vào màu xanh giúp cân bằng ánh sáng.
5. Ảnh xuất hiện những chi tiết dư thừa
Khi xây dựng bố cục cho bức ảnh, chắc hẳn bạn không muốn hình ảnh của mình bị xấu đi bởi những chi tiết dư thừa. Ở hình ảnh dưới đây, dãy núi là đối tượng chính được hướng đến nhưng tảng đá phía trước (ảnh nhỏ) lại thành chi tiết gây rối tiền cảnh. Để khắc phục bạn có thể cắt cúp ảnh bằng phần mềm biên tập ảnh, sao cho hướng ánh nhìn vào đối tượng chính yếu.
6. Chủ thể quá xa
Mỗi bức hình được chụp đều nhằm truyền tải một thứ gì đó. Nếu chủ thể chụp ở quá xa, bức ảnh sẽ thật nhạt nhòa về nội dung. Bạn có thể “đến gần” hơn bằng cách dùng ống kính zoom chất lượng tốt (nên dùng tính năng chống rung nếu chụp ảnh thể thao) hoặc có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để cắt cúp hình ảnh sau. Tuy nhiên điều này chỉ có thể mang lại hiệu quả khi bức ảnh chụp ở chất lượng cao nhất vì khi cắt xén có thể khiến làm giảm chất lượng hình ảnh bạn muốn có.
7. Độ phân giải thấp
Mặc dù chụp ảnh với độ phân giải thấp giúp bạn lưu trữ được nhiều ảnh hơn trên thẻ nhớ nhờ dung lượng thấp, tuy nhiên bạn không nên làm như vậy. Ảnh độ phân giải thấp sẽ không thể in ảnh ra khổ lớn vì chất lượng đã bị giảm, điều đó hiện rõ trên từng điểm ảnh. Hơn nữa lưu tập tin với định dạng JPEG cũng sẽ khiến ảnh bị giảm chất lượng. Nếu bạn bọ hạn chế về vấn đề lưu trữ, hãy mua thêm thẻ nhớ dự phòng để thoải mái chụp ảnh với độ phân giải cao hơn và tránh dùng định dạng chất lượng thấp.
8. Ảnh bị nhiễu
Hiện tượng nhiễu trên những bức ảnh của máy ảnh kỹ thuất số cũng giống như phim nhựa bị “hạt” với những đốm nhỏ khó chịu trên hình ảnh. Khi chụp ở ISO càng cao, ảnh càng bị nhiễu và khi phóng to ảnh những đốm nhiễu càng thấy rõ hơn. Những ảnh chụp vào ban đêm thường gặp tình trạng bị nhiễu khá nhiều vì khi đó máy ảnh phải “cố gắng” ghi lại đủ các chi tiết.
Để giảm tình trạng nhiễu, bạn có thể sử dụng các thiết lập chất lượng hình ảnh lớn nhất và luôn dùng chân máy để có thể chọn thiết lập ISO thấp nhất mà ảnh không bị mờ.
Nguồn: http://mayanhkythuatso.vn/10-bi-quyet-huu-ich-giup-chup-hinh-hoan-hao-141.html