Kinh nghiệm khi lần đầu tiên xây nhà

Thứ Sáu, 04/03/2016, 19:56 GMT+7

Kinh nghiệm khi lần đầu tiên xây nhà

Xây nhà là một trong những việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy lần đầu tiên xây nhà cần chú ý tới những tiêu chí dưới đây để có căn nhà đẹp nhất:

BƯỚC 1: Lập kế hoạch thiết kế nhà

Vấn đề quan trọng trước khi dự định xây nhà là ngân sách để xây nhà. Bạn cần chú ý các loại ngân sách sau:

Lập kế hoạch xây nhà

Ước tính chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí loại này gồm: Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát ( hoặc chủ nhà tự giám sát).

Ước tính chi phí phát sinh: Với khoản dự phòng này bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.

Ước tính chi phí trang trí nội thất: Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và các thiết bị gia dụng khác...

Công tác chuẩn bị

  • Tìm hiểu về pháp lý các vấn đề liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết
  • Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng.

BƯỚC 2: Chọn người tư vấn thiết kế xây dựng nhà:

Chọn một số đơn vị tư vấn có nghiên cứu về phong thuỷ, bạn còn được tính toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ, để khi ở trong nhà cảm thấy yên tâm, thoải mái, là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khỏe.

Khi có ý định xây nhà đẹp, bạn nên cung cấp cho người thiết kế những thông tin tóm tắt về gia đình, về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên trong gia đình như cần xây nhà mấy tầng, phòng khách diện tích bao nhiêu, phòng bếp có lối đi riêng hay phải thông qua phòng khách, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không?... .

BƯỚC 3: Hoàn thiện hồ sơ, lựa chọn nhà thầu

Công việc tiếp  là phải lựa chọn được một nhà thầu xây dựng hợp lý. Nhà thầu phải lành nghề, làm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công nhanh, thực hiện tốt an toàn lao động. .

Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, chủ nhà cần chuyển bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu xem để họ hiểu về căn nhà, góp ý vào một số chỗ bất hợp lý (nếu có).

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, nhà thầu sẽ dự tính và lên một bảng báo giá thi công chi tiết cho chủ nhà, dựa vào đó, chủ nhà có thể so sánh với bảng dự toán mà đơn vị tư vấn thiết kế lập để so sánh, tránh những hiện tượng bị nâng giá đột biến, gian dối về khối lượng,...

Bạn nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, nhưng phải có kinh nghiệm về xây dựng, hoặc là một công ty chuyên môn về xây dựng.

BƯỚC 4: Chuẩn bị khởi công

Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững.

Kinh nghiệm xây nhà

Kinh nghiệm xây nhà

Chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần...). Tốt nhất là nên mời một thầy phong thủy về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.

Cần  tổ chức lễ động thổ. Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

BƯỚC 5: Chuẩn bị làm móng

Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải tỏa nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết).

BƯỚC 6: Xây dựng phần thô

Thời điểm kết thúc phần nền móng  là thời điểm bắt đầu  xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà.

Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường.

BƯỚC 7: Hoàn thiện

Kết thúc phần khung nhà (phần thô), tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.

Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: Trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét... Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

Công tác trát tường, láng sàn: Cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả.

Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này,  hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện,...

BƯỚC 8: Lắp đặt nội thất

Đồ nội thất cũng có thể mua sẵn trên thị trường tại các showroom về đồ nội thất, tuy nhiên các đồ mua sẵn được thông thường chỉ là: sofa, giường, bàn ăn.

Phần nội thất ở đây ngoài đồ gỗ còn bao gồm các mảng trang trí, tiểu cảnh, trần giả, sàn gỗ...

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

Theo kinh nghiệm xây nhà kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải, lựa chọn vật liệu xây dựng giá mềm phù hợp với kiến trúc và quy mô ngôi nhà sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi xây nhà. Sau đây là một số gợi ý:

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

1/ Tận dụng những cửa hàng vật liệu giảm giá, hoặc lợi thế của cửa hàng online

Mua hàng trên mạng thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng (vì người chủ không phải tốn tiền thuê mặt bằng, bến bãi). Đặc biệt, nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng online miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm những nơi đang thanh lý hàng tồn kho hay dịp giảm giá, khuyến mại để có cơ hội mua được hàng giá hời.

2/ Dùng vật liệu tái sử dụng

Bạn có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Nếu bạn quyết định làm mới cửa sổ, cửa chính, không cần thiết phải chọn chất liệu đắt tiền, chỉ cần chọn loại vừa nhưng có hình thức đẹp là cũng đủ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên tinh tế, đẹp mắt.

3/ Vật liệu công nghệ mới

Bạn có thể chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành khá mềm, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng. Chẳng hạn, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung. Chưa kể, loại gạch này còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.

Riêng với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá thành hạ.

Hiện nay trên thị trường giá thành của tấm 3D rẻ hơn so với vật liệu xây dựng truyền thống. Nếu tính theo mặt bằng thì tùy vào thiết kế của căn nhà mà giá giao động từ 2,3 đến 2,4 triệu đồng mỗi m2. Cụ thể, nhà cấp bốn khoảng 2,2 triệu đồng mỗi m2, nhà liên kế giá khoảng 1,5-1,8 triệu đồng một m2. Mặt khác, tấm 3D giảm chi phí cũng như thời gian trong quá trình thi công phần thô vì thực hiện dễ, nhanh, rút ngắn 30% thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, cốp-pha, cây chống, thuận tiện thi công ở vùng xa, trong hẻm hoặc đưa lên cao.

4/ Ưu tiên dùng vật liệu có sẵn ở địa phương

Việc ưu tiên chọn loại vật liệu xây dựng là thế mạnh của địa phương sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển. Chẳng hạn miền Trung có thể sử dụng tre để gia cố móng thay vì dùng cừ tràm như ở miền Tây. Miền Trung có rất nhiều núi đá tự nhiên, đá ong có thể thay thế cho gạch nung thường dùng ở những vùng miền khác…

Lưu ý chọn vật liệu nội thất, ngoại thất giá mềm

Để tiết kiệm khi chọn nội thất, ngoại thất, không nên để ý quá nhiều vào các chi tiết ốp lát rườm rà không cần thiết, không nên chọn những vật liệu đắt tiền. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ tự nhiên, gạch ốp trang trí. Nên ưu tiên sử dụng những vật liệu có giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ, xinh xắn, bền chắc.

Sơn nước: Sơn trong nhà không nên dùng loại sơn quá cao cấp, thay vào đó hãy chú trọng nhiều hơn về tông màu sao cho hài hòa và mang phong cách của chủ nhân. Mảng tường ngoài trời ở những vị trí như sau nhà, bên hông nhà là nơi không cần đặt nặng tính thẩm mỹ, sau khi xây, bạn chỉ cần quét nước xi măng là đủ. Chất liệu này vừa rẻ, vừa đỡ tốn nhân công vừa chống thấm tốt.

Trang trí nhà không nên quá cầu kỳ, rườm rà bằng những vật liệu xa xỉ. Nội thất không nhất thiết quá cầu kỳ và đắt tiền. Hiện nay một số cửa hàng nội thất có bán rất nhiều sản phẩm nội thất rẻ mà đẹp mắt, kiểu dáng hiện đại.

>> Xem thêm: https://nhadep.muabannhanh.com/kinh-nghiem-khi-lan-dau-tien-xay-nha/17

Tags: xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà, tư vấn xây nhà, hướng dẫn xây nhà, kinh nghiệm tiết kiệm chi phí xây nhà, Cẩm nang xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà hay, tư vấn xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà, xây nhà tiết kiệm
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng
No avatar
Đăng bởi kieutien
Tham gia 03/03/2016
Cấp độ Administrator
Bài viết 2/2
Tags: xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà, tư vấn xây nhà, hướng dẫn xây nhà, kinh nghiệm tiết kiệm chi phí xây nhà, Cẩm nang xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà hay, tư vấn xây nhà, Kinh nghiệm xây nhà, xây nhà tiết kiệm
Canvas.com.vn / Cẩm nang tiêu dùng